Để hưởng ứng “ Tháng hành động vì an toàn thực phâm” , các em HS cùng tiếp nhận và thực hiện để đảm bảo tốt về an toàn thực phẩm và sức khỏe của bản thân, người thân và cộng đồng.

  1. 1. Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

-  Thực phẩm: Là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã sơ chế.

- vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và  biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.

- An toàn thực phẩm : Là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và hoặc ăn theo mục đích sử dụng.

  1. Các tác nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm

- Sự bùng nổ dân số: Làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạtvaf ăn uốngthieeus cũng ảnh hưởngkhoong nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẫn đếnmooi trường ngày càng ô nhiễm,ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng.Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.

- Từ những tác nhân trên tạo tiền đề cho những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm biểu hiện là nhưngc hành vi cẩu thả, thiếu trách nhiệm của bạn có thể gây tội ác không lường trước được.

3.Những nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm

- Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực,thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thuye sản ở nguồn nước bị nhiễm khuẩn.

- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly.cây trồng ở vùng đất ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bấn.sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.

- Do quá trình chế biến không đúng.

- Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực rau, quả không theo đúng quy định.

- Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.

- Dùng chung giao thớt hoặc để đồ ăn chín và đồ ăn sống.

- Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.

- Do quá trình sử dụng đảm bảo không đúng.

- Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường, thức ăn không được đậy kỹ, bụi bẩn, các loại côn trùng găm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.

- Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.

  1. Tác hại ngộ độc thực phẩm

- Nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm các chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính, có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên tục,có thể sau một thời gian không biết trước sẽ có : ung thư,các rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quán thai.....

- Bệnh mạn tính: là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh khó chữa lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kỳ,có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều bệnh, có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc không chữa khỏi.

- Bệnh bán cấp tính ( ngộ độc thức ăn):các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ,hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể chữa khỏi hoặc tự khỏi.

- Bệnh ngộ cấp tính ( ngộ độc thức ăn): Các triệu chứng trước đây  tương đối điển hình và bệnh nhân cần được sự can thiệp của bác sĩ.

- Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn , ỉa chảy( gồm cả ỉa ra máu) đau bụng.

- Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hồn mê, liệt chi.

- Các rối loạn chức năng khác: thay đổi các chức năng khác, bí tiểu....

+ Thời gian lành bệnh( đến khi hết các triệu chứng nhưng bệnh nhân chưa thể sinh hoạt bình thường ).

- Với người bán cấp tính: 02 ngày- 1 tháng.

- Với người mắc bếnh mạn tính: không khỏi hẳn thi thoảng tái phát.

+ thời gian phục hồi để có thể sinh hoạt và làm việc một cách bình thường tùy theo nguyên nhân và tính trạng sức khỏe và độ tuổi, thường là:

+ Với người bình thường bị mắc bệnh bán cấp và cấp tính:01-04 tuần với người lớn và trẻ em tuổi học đường.

+ Với người mắc bệnh mạn tính bị tái phát: 01- 02 tuần trong trường hợp bệnh tái phát có thể chữa được.

Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ đóc cấp không cứu chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được.

Không loại trừ bất kỳ người nào dù là trẻ em, người lớn, người già yếu, nam hay nữ.

  1. Biện pháp vệ sinh chủ yếu phòng nhiễm bẩn thực phẩm

- Vệ sinh cá nhân.

- Vệ sinh môi trường.

- Vệ sinh nguyên liệu và nguồn nước sạch.

- Vệ sinh dụng cụ chế biến.

- Vệ sinh dụng cụ ăn uống.

  1. Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm:

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ viếc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại.

- Vệ sinh, tẩy uế khu vực nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

- Thường xuyên thực hiện vệ sinh nhà cửa, và các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột.... và hướng dẫn  cách vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành.

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE : 0985814656

EMAI : c2.lat.thh@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 179
Hôm qua : 272
Tất cả : 23533